Thu lại vốn đầu tư điện năng lượng mặt trời mất bao lâu?
07/03/2024 15:42
Mục đích sử dụng năng lượng mặt trời là gì?
Nhu cầu sử dụng điện của người dân ngày càng lớn, giá điện ngày càng tăng. Điều này làm cho mọi người có một suy nghĩ chung là làm thế nào để tiết kiệm điện tối ưu mà vẫn đảm bảo các hoạt động trong gia đình bình thường. Và hiện nay, các doanh nghiệp đã mang đến cho người dân một giải pháp lắp đặt hệ thống năng lượng tự nhiên từ mặt trời phần nào giảm bớt hóa đơn tiền điện cho mỗi gia đình.
Lợi ích từ việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời?
Thứ 1, có thể dùng điện với tinh thần rất thoải mái, nguồn điện miễn phí từ mặt trời
Thứ 2, vì có điện mặt trời nên sẽ không dùng đến phần chỉ số có giá cao, vừa dùng ít điện EVN nên mua điện EVN với mức giá thấp.
Thứ 3, một số đơn vị, dùng không hết điện mặt trời, và điện mặt trời tự động chạy lên lưới điện, bán điện lại EVN và cuối tháng thu tiền. Đây là khoản thu nhập thụ động với chi phí đầu tư ít.
Thứ 4, lợi ở chỗ mát mái nhà, tiết kiệm thêm một khoản chi phí cách nhiệt, chi phí quạt, máy lạnh.
Thứ 5, lắp điện mặt trời là hành động mang tính nhân văn, khi chúng ta giữ gìn nguồn tài nguyên điện, than, dầu … đang ngày càng khan hiếm để tạo ra điện. Giữ gìn lại nguồn tài nguyên hữu hạn cho thế hệ sau.
Chi phí lắp đặt hệ thống điện mặt trời?
Một hệ thống năng lượng mặt trời lắp đặt cho các hộ gia đình có giá từ 50 – 100 triệu đồng (hệ 3 – 5kV), tùy vào nhu cầu sử dụng nhiều hay ít của mỗi hộ.
Bao lâu để thu lại được vốn đầu tư?
Khoảng thời gian từ lúc lắp đặt đến lúc lợi ích mà hệ thống mang lại tương đương với chi phí đầu tư ban đầu gọi là thời gian hoàn vốn.
Đầu tư một hệ thống năng lượng mặt trời 75 triệu đồng, hàng tháng nó sẽ tiết kiệm cho gia đình bạn 1,3 triệu đồng hóa đơn tiền điện như vậy sau 5 năm gia đình bạn đã tiết kiệm được tổng cộng 75 triệu đồng bằng với chi phí bỏ ra ban đầu.
Thêm nữa, sau khoảng thời gian hoàn vốn 5 năm, là 25 năm sử dụng điện miễn phí 1,3 triệu đồng/tháng, thế mới thấy lợi ích mà thiên nhiên mang đến cho chúng ta lớn như thế nào.
Những yếu tố ảnh hướng đến thời gian hoàn vốn
Chất liệu làm hệ thống
Trong những năm qua, các nhà sản xuất không ngừng nghiên cứu để làm ra những tấm silicon ngày càng mỏng qua đó giảm đi đáng kể chi phí sản xuất của pin năng lượng mặt trời.
Tất nhiên khi chi phí sản xuất giảm thì giá thành cũng giảm và thời gian thu lại vốn khi đầu tư hệ thống cũng sẽ nhanh hơn.
Hiệu quả của pin mặt trời
Không chỉ nghiên cứu về cách làm giảm độ dày của những tấm pin, các nhà nghiên cứu cũng tìm cách để nâng hiệu suất hoạt động của những tấm pin này lên. Do vậy, khả năng chuyển hóa quang năng thành điện năng được tăng lên làm cho những tấm pin với giá thành vẫn như trước nhưng lượng điện nó tạo ra lại nhiều hơn và thời gian hoàn vốn được rút ngắn.
Vị trí và ánh chiếu mặt trời
Hệ thống năng lượng mặt trời tiếp nhận ánh sáng trực tiếp từ Mặt Trời từ đó chuyển hóa thành điện, nên dĩ nhiên những nơi có ánh sáng mặt trời chiếu trong ngày càng nhiều thì sẽ là những nơi lý tưởng nhất cho hệ thống này.
Xét về địa lý Việt Nam, các tỉnh thành ở khu vực miền Nam như Hồ Chí Minh, Tây Ninh… là những nơi có ánh sáng mặt trời chiếu trong ngày nhiều nhất nước ta. Mặt khác, các tỉnh thành ở khu vực Tây Bắc nước ta lại là những nơi có ánh sáng mặt trời chiếu trong ngày thấp nhất.
Ngoài ra, việc chọn nơi nào trong nhà bạn để đặt các tấm pin năng lượng mặt trời cũng rất quan trọng, phải lựa chọn những vị trí có thể tiếp nhận nhiều ánh sáng mặt trời nhất trong ngày (tầng thượng, mái nhà…)