Lợi ích cạnh tranh có một không hai

Tại sao lại nói sử dụng điện năng lượng mặt trời ở Việt Nam là lợi ích có một không hai? Như đã biết hệ thống điện năng lượng mặt trời dựa vào các tấm pin mặt trời để thu nhận năng lượng. Từ nguồn năng lượng mặt trời được thu nhận sẽ chuyển đổi thành dòng điện một chiều. Thông qua bộ chuyển đổi dòng điện một chiều sẽ chuyển đổi thành dòng điện hai chiều có cùng tần số với mạng lưới điện quốc gia.

Infographic: Lắp đặt điện mặt trời mái nhà có lợi gì?

Như vậy, có thể thấy những tấm pin mặt trời chất lượng đều có công suất cao giá thành lại rẻ. Đặc biệt hệ thống chuyển đổi dòng điện một chiều sang xoay chiều được phát triển có độ tin cậy cao. Chính vì vậy việc sản xuất điện năng bằng pin mặt trời được đánh giá có ưu việt nổi trội.

Ngoài ra sử dụng điện năng lượng mặt trời sẽ thân thiện với môi trường không gây ảnh hưởng và tác động nhiều vào thiên nhiên. Bảo dưỡng tiện lợi, thuận tiện khôi phục khi có vấn để xảy ra. Chính những lợi thế này làm cho năng lượng mặt trời ở Việt Nam phát triển “bùng nổ” như hiện nay.

Cơ hội “bùng nổ” của điện năng lượng mặt trời ở Việt Nam

Việt Nam nằm trong khu vực có dải phân bổ nắng mặt trời nhiều nhất trên bản đồ bức xạ của toàn thế giới. Do vậy, sử dụng năng lượng điện mặt trời Việt Nam như một nguồn năng lượng chính để thay thế cho các dạng năng lượng hóa thạch, đáp ứng nhu cầu của người dân là một chiến lược thông minh về mặt kinh tế, an ninh quốc phòng.

Tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo của Việt NamNhận thức rõ tầm quan trọng của năng lượng sạch cụ thể là nguồn năng lượng mặt trời áp mái đối với nền kinh tế, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam trong đó, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các hộ dân cư, các doanh nghiệp vừa và nhỏ triển khai phát triển năng lượng.

Theo đó, người dân được phép bán lại nguồn điện mặt trời dư thừa cho ngành Điện lực Việt Nam, cụ thể:

Dự thảo về cơ chế và giá mua bán điện mặt trời trên mái nhà FIT 3 năm 2021 - GIVASOLAR

Có thể nói với sự nỗ lực không ngừng của Nhà nước và ngành Điện lực Việt Nam (EVN) cơ hội và tiềm năng phát triển điện năng lượng mặt trời ở Việt Nam đang rất lớn. Tuy nhiên bên cạnh cơ hội phát triển điện mặt trời Việt Nam, chúng ta vẫn đang gặp những thách thức và khó khăn rất lớn.

Thực trạng sử dụng điện mặt trời ở Việt Nam

Mặc dù nước ta có nhiều tiềm năng và cơ hội thuận lợi cho việc phát triển điện mặt trời, tuy nhiên việc khai thác và đưa vào sử dụng các hệ thống điện mặt trời ở Việt Nam vẫn còn chưa đáng kể. Theo dự báo của Bộ Công Thương, để đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế từ năm 2021 trở đi vẫn tăng trưởng ở mức từ 8-10%/năm. Trong khi đó, hiên tại nguồn năng lượng hóa thạch trong nước đã dần cạn kiệt, dẫn đến việc phải nhập khẩu các nhiên liệu than và khí. Bên cạnh đó với việc tác động mạnh mẽ từ biến đổi khí hậu dẫn đến nguồn nước thủy điện cạn kiệt, một số dự án nhiệt điện theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh đều bị chậm tiến độ. Thực trạng này đã gây áp lực rất lớn đến việc sản xuất và cung cấp nguồn điện ở thời điểm hiện tại và trong tương lai.

14 dự án điện mặt trời bị áp sai giá: Bộ Công Thương yêu cầu EVN giải quyết

Trong bối cảnh đó, việc phát triển nguồn điện năng lượng tái tạo đặc biệt là điện mặt trời nối lưới, mái nhà được xem là giải pháp quan trọng góp phần khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên tái tạo để phát điện phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Việc phát triển nguồn điện mặt trời, vừa bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, vừa tận dụng được các diện tích mái nhà của hộ dân, cơ quan, nhà xưởng để lắp đặt điện áp mái giúp hình thành ngành công nghiệp năng lượng tái tạo của đất nước; góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg của Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam.

Trang thông tin điện tử - Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Với lợi ích to lớn mà điện mặt trời mang lại cho các hộ dân cư, doanh nghiệp, nhà xưởng. Cùng cơ chế thông thoáng từ Thủ tướng Chính phủ và sự vào cuộc tích cực của Bộ Công Thương, địa phương, các doanh nghiệp và sự hỗ trợ tích cực của ngành điện, chỉ trong vài năm trở lại đây, điện năng lượng mặt trời đã có bước phát triển vượt bậc. Theo số liệu từ EVN cung cấp tính đến 7/2020 đã có hơn 38.730 dự án điện mặt trời áp mái được lắp đặt với tổng công suất trên 820MWp. Chỉ riêng nguồn điện mặt trời áp mái đã đóng góp hơn 400.000 MWh sản lượng điện phát lên lưới điện, chiếm chỉ tỉ trọng lớn trong tổng công suất và sản lượng điện thương phẩm cả nước.

Stt Tỉnh thành
1 Tỉnh Gia lai
2 Tỉnh Tiền Giang
3 Tỉnh Cần Thơ
4 Tỉnh Đồng Nai
5 Tỉnh Thái Nguyên
6 Tỉnh Vĩnh Long
7 Tỉnh Quảng Ngãi
8 Tỉnh Thừa Thiên Huế
9 Tỉnh Thanh Hóa
10 Tỉnh Bình Thuận

Danh sách 10 tỉnh thành có ngành năng lượng mặt trời “bùng nổ” mạnh nhất

Có thể thấy trước thực trạng phát triển năng lượng mặt trời ở Việt Nam, việc phát triển nguồn năng lượng tái tạo nói chung và nguồn năng lượng mặt trời nói riêng sẽ mở ra cơ hội lớn cho hàng nghìn hộ gia đình, doanh nghiệp, nhà xưởng từ việc sử dụng nguồn điện mặt trời vào sinh hoạt, sản xuất.
Vì vậy hãy cùng Solar Group lắp đặt hệ thống điện mặt trời ngay từ hôm nay. Hãy cùng nhau chung tay vì một cuộc sống hiện đại và xanh, sạch hơn.